Kiến Thức Ngày Nay Online - Tạp chí thông tin Việt Nam - Cập nhật thông tin 24 h | Tin tức | Vườn Xuân Lan tạ chủ - mở đầu hành trình đi tìm cái đẹp của Nguyễn Tuân
   Thời sự
   Kiến thức
   Tư vấn
   Văn hóa & Nghệ thuật
   Multimedia
   Tòa soạn và bạn đọc
   Thư giãn
   Kinh tế

   Các nhà tài trợ vàng


Đại Hồng Phúc
 
 
Nata Hoa Linh
 
 
Tài trợ tạp chí Kiến Thức Ngày Nay
 
 
Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Tây - Ích Tâm Khang
 
 
Công ty Nguyễn Lê - Nước uống tinh khiết NEED

 

   Thành viên xuất sắc
Thành viên tích cực nhất tại diễn đàn:
Người đứng đầu:
zcuanhz (141 bài gửi)

02: teobathe (78 bài gửi)
03: sinnova (44 bài gửi)
04: thanhdat93 (37 bài gửi)
05: huongtram8195 (24 bài gửi)
06: tranjessica (23 bài gửi)
07: jessicatran (18 bài gửi)
08: reborn (18 bài gửi)
09: cpvdesign (15 bài gửi)
10: bimat (14 bài gửi)
   Software hữu ích
5 file mới nhất

1. FreeStuff Browser
2. Đồ thị hàm số 2.01
3. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
4. Share Alarm
5. CnC Audio Convert

Chuyển đến danh mục Files
   Chơi Games Online

Sub wars


Tìm điểm khác biệt


Bóng đá văn phòng


Bóng chuyền bãi biển


Alex trax


Các Game Online khác

   Xem và nghe Online
Gentle Forest(Kitaro)
Chuyện Chàng Cô Đơn(AC&M)
Hãy Để Tình Yêu Ngủ Yên(Ngọc Mỹ Linh)
Một Thoáng Quê Hương(Hồng Nhung)
Những ánh sao đêm- Remix(Trí Hải)
Nhịp Sống(Tiết Tấu Mới)
Thiên Đường Xa Xôi(Cao Thái Sơn)
Cho Em Hơi Ấm(Tiết Tấu Mới)

Xem nghe các tác phẩm khác

 


Vườn Xuân Lan tạ chủ - mở đầu hành trình đi tìm cái đẹp của Nguyễn Tuân
01/11/2006

Các nhà tài trợ kim cương


Mới bước vào nghề văn, mấy ai khẳng định ngay được phong cách của mình. Nguyễn Tuân cũng thế. Những sáng tác từ 1932 đến 1938 (khi một loạt bài du ký gắn với chuyến đi đóng phim Cánh đồng ma ở Hương Cảng mà sau in thành sách Một chuyến đi - tác phẩm đánh dấu sự định hình một phong cách độc đáo) là quá trình tìm đường, thử nghiệm của Nguyễn Tuân. Trong hành trình tìm đường đó, có bước chân nào đã dẫm lên lối đi mà sau này đưa ông tới đỉnh vinh quang không?

Thơ ư? Tản Đà từng bình bài Khúc tương tư, rằng “chỉ có lời mà không có ý”. Một loạt truyện ngắn “viết theo lối trào phúng kiểu xã hội ba đào ký của Nguyễn Công Hoan” (1), có ít nhiều giá trị hiện thực và phê phán, nhưng Nguyễn không tiếp tục con đường này. Còn tuỳ bút Chơi thành Cổ Loa, tuy có hơi hướng hoài cổ song chưa nói lên điều gì. Chỉ truyện ngắn Vườn xuân lan tạ chủ (đăng lần đầu trên Tiểu thuyết thứ bảy năm 1935) là đứng riêng một cõi, là bước chân đầu tiên trên hành trình đến với cái đẹp (trước 1945) của Nguyễn Tuân.

Với không đầy 9 trang sách, Vườn xuân lan tạ chủ đã nói lên rất nhiều quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp. Trước hết, Nguyễn Tuân coi cái đẹp thuộc về dĩ vãng, về thời đã qua, nay chỉ còn vang bóng, thì ở đây cũng là câu chuyện “50 năm về trước”, đã “bị xoá nhoà trong trí nhớ người đồng thời”. Nhân vật, cảnh trí trong truyện cũng thuộc về quá khứ, có dáng dấp cổ điển. Đó là “cái cổng kiến trúc theo lối cổng bên Phù Tang hải đảo”, và “ba chữ tên biệt thự viết phỏng theo lối chữ Tăng Quốc Phiên. Trên cái nền bằng gỗ lim sơn màu cấn rượu, ba chữ thếp vàng “Tuý lan trang”. Cảnh sông Mã sáng mùa xuân “giống như trong tranh thuỷ mặc của người Tàu”. Cô chiêu Tần là tiểu thư “chốn đài trang, tóc búi cánh phượng, áo mặc rộng tay màu thiên thanh, chân đi dép cỏ”... và ngay cả ngôn ngữ cũng thuộc về quá khứ. Khuynh hướng hoài cổ này sẽ toả sáng, thăng hoa trong Vang bóng một thời.

Với Nguyễn Tuân, cái đẹp lại vốn mong manh, không bền và sớm tàn. Cả Tuý lan trang là hiện thân của cái đẹp, từ quan án Trần đến con gái (cô chiêu Tần), giống Tuý lan, cả những gì quan hệ gần gũi với Tuý lan trang cũng đều đẹp: cậu ấm Hai, “rượu khê” làng Vĩnh... Nhưng rồi tất cả đều chỉ là thoáng qua, trong chốc lát; sớm lụi tàn. Bởi cái đẹp không thể sống chung với bạo lực, với cái xấu, với sự dung tục, ngu dốt. Giữa thời loạn, quan án chẳng nghĩ đến “vóc xương khô” của mình, chỉ “lo cho hoa, làm sao ngăn nổi gót chân đám người ô hợp nếu một mai chúng tràn đến”. Rồi điều lo ngại đã xảy ra, vào một đêm đông mưa gió tối tăm, cô chiêu Tần bị bắt đem đi, biệt thự “bị cháy ra tro”. Quan án Trần “bị kinh động, cảm xúc mạnh quá mà chết”, giống lan quý “tạ chủ” chết theo. Cả cái thuật cất “rượu khê” làng Vĩnh cũng thất truyền. Thật xót thương và luyến tiếc trước sự mất mát của cái đẹp! Thế vẫn còn chưa hết, cái xấu và cái ác huỷ hoại cái đẹp đã đành, ngay sự dung tục và ngu dốc của người đời cũng không thể tồn tại chung với cái đẹp được: “Tụi trẻ kia không biết kính trọng cái âm phần của giống Tuý lan khi yên giấc sau lúc tạ chủ, cho trâu bò giẫm nát cả mồ hoa!”

Một đặc điểm khác rất Nguyễn Tuân, đó là cái đẹp không vụ lợi. Muốn gắn bó với cái đẹp phải lánh xa vòng danh lợi, quan án Trần lấy làm vui sướng “được nộp lại triều đình chiếc ấn vàng” để thoả lòng với thú chơi hoa của mình. Giữa thời loạn, người ta sống bằng “thủ đoạn”, “người ta ham chuộng cái sức khoẻ”, còn cậu ấm Hai chỉ có tâm hồn lãng mạn của người tài tử, “chỉ biết có ngón đàn, hiểu có hồn hoa”. Cô chiêu Tần cũng chẳng khác. Họ là những người “chọn lầm thế kỷ”, kiểu người này sẽ là những nhân vật quen thuộc trong sáng tác của ông sau này. Nguyễn rất ghét loại con buôn, trục lợi, nên ông cho rằng: loại người này không biết thưởng thức cái đẹp, cái đẹp là vô ích đối với họ; cái đẹp cũng chẳng phải dành cho họ.

Tác phẩm của Nguyễn Tuân thường có những vật quý có giá trị thưởng thức, đó là những cái đẹp được đề cao. Tất nhiên, cái quý giá này không phải theo tiêu chuẩn chung của xã hội, mà chỉ một hay một vài người tài tử hiểu được giá trị của nó thôi. Những vật ấy cũng chỉ tồn tại vì, cho những người ấy thôi. Nếu vật mất thì người cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, nếu người mất thì vật trở nên vô ích rồi tự huỷ hoại theo, nên giữa người và vật có một sợi dây vô hình ràng buộc, trở thành tình tri âm tri kỷ. Ở truyện này, Tuý lan quen khí hậu nơi đỉnh núi cao, khi đưa về đồng bằng thì không khỏi “rầu rĩ”, nhưng được sự chăm sóc ân tình của quan án và con, nên Tuý lan “cảm tình người tri kỷ, ngày một thêm hoa”. Lúc loạn lạc, quan án quên thân mình, chỉ lo cho kiếp hoa. Tai hoạ xảy ra với Tuý lan trang, hoa quý mất người tri kỷ, sự tồn tại chỉ là vô nghĩa, nên “quyết tạ theo tri kỷ, thề không ở lại với thế gian”. Đến các loài cỏ cây khác ở Tuý lan trang cũng ‘ủ rũ như để tang cho người thiên cổ”. Tình tri kỷ ấy thật khiến người ta cảm động, Bá Nha và Tử Kỳ cũng chỉ đến vậy mà thôi! Cỏ cây còn thế, huống hồ loài người chúng ta!

Và nhiều khía cạnh nghệ thuật khác trong văn chương Nguyễn Tuân được manh nha từ tác phẩm này như: cái đẹp phải độc đáo, gây ấn tượng mạnh (phải bón hoa bằng hương rượu “cho cả vườn Tuý lan say với hơi rượu”, rượu thì là “rượu khê” của “làng men” Vĩnh Trị nổi tiếng châu Thang, cảnh sông Mã mùa xuân như “tranh thuỷ mặc của người Tàu”, Tuý lan trang cháy tới mức “lửa đỏ ngất trời”...); lối sử dụng ngôn ngữ độc đáo, sáng tạo (“vườn xuân lan tạ chủ”, “màu cấn rượu”, “làng men”, “rượu khê”, “mồ hoa”, “gió đêm vi vút”...); tạo không khí bí hiểm, rùng rợn, lạnh lẽo (“mưa tuôn rả rích, gió thổi vù vù, một cái đêm đông đầy những sự bí mật tối đen”...); không gian tương phản sáng - tối (“một cái đêm đông... tối đen”, “đêm tăm tối buông một bức màn bí mật”, đối lập với “mé lầu trang lửa đỏ ngất trời”, “soi sáng quắc mặt nước con sông”...), động - tĩnh (Tiếng người quát tháo dữ dội”, “Người con gái gào khóc”, đối lập với “mà tịnh không ai cứu hoả”...)...

Tóm lại, Vườn xuân lan tạ chủ chưa phải đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Tuân, mới chỉ là những bước đi ban đầu, còn bỡ ngỡ (câu văn còn ít nhiều dáng dấp câu văn biền ngẫu, giọng văn còn “hiền lành”) nhưng đúng lối. Phải mấy năm sau, lối đi này mới được Nguyễn Tuân mở rộng, tiến xa và đạt “gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ. Đó là Vang bóng một thời” (2). Đó là tác phẩm mở đầu hành trình đến với cái đẹp của Nguyễn Tuân, nhưng ít được mọi người chú ý, nên chúng tôi muốn khẳng định vị trí khơi nguồn của nó.

Vũ Đình Anh (Theo kienthucngaynay.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Ngủ trên tay ba (21/02/2008)
12 món quà (25/07/2006)



Ln đầu trang
Tin mới cùng chuyên mục
Ngủ trên tay ba
"Cuộc đời đâu phải tự nhiên xanh..."
Vườn Xuân Lan tạ chủ - mở đầu hành trình đi tìm cái đẹp của Nguyễn Tuân
Văn tế bạn chài Nghĩa An
Bất ngờ cuộc sống quanh ta: Những câu kệ trong lòng chuông

Bài được đọc nhiều nhất
CÓ MỘT LOÀI HOA NHƯ THẾ...
Mấy món quà của học sinh Hà Nội xưa
Bất ngờ cuộc sống quanh ta: Những câu kệ trong lòng chuông
"Cuộc đời đâu phải tự nhiên xanh..."
Vườn Xuân Lan tạ chủ - mở đầu hành trình đi tìm cái đẹp của Nguyễn Tuân

   Chuyển đổi tiền tệ
  Số tiền:
  
  Từ
  
  Thành
  
 
   Từ điển

Tra theo từ điển:


   Bách khoa tòan thư
get info from WikiPedia


 
SangNhuong.com - Chợ rao vặt miễn phí lớn nhất Việt Nam

Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử - Kiến Thức Ngày Nay Online
Số giấy phép: 395/GP-BVHTT, cấp ngày: 18/09/2002. Tổng biên tập: TS Nguyễn Thị Kim Ửng
- Chủ biên: Hàn Tấn Quang
Ghi rõ nguồn 'kienthucngaynay.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Trụ sở tòa soạn: 16 Trần Quý Khóach P.Tân Định Q.1 Tp.HCM
Liên hệ quảng cáo: Công ty TNHH TM - DV Ân Minh - 221/2 Trần Quang Khải P.Tân Định Q.1, Tp.HCM - Điện thoại: (848) 62911952 - Fax: (848) 62911951
Email: kienthucngaynay.vn@gmail.com - Website: www.anminh.com - Facebook: www.facebook.com/TapChiKienThucNgayNay | BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO |