Các kỹ sư đang xây dựng một bộ phận cảm biến có nhiệm vụ dò tìm các tín hiệu phát ra từ quá trình vận động của cơ hàm và mặt khi con người nói chuyện. Các tín hiệu từ bộ phận cảm biến sẽ được dịch lại và xác định âm thanh mà người nói muốn phát ra, do đó người sử dụng chỉ cần nói không thành lời, nghĩa là chỉ cử động miệng mà không cần phát ra âm thành nào cả.
Mariko Wada, phát ngôn viên của công ty NTT DoCoMo tại Tokyo, Nhật Bản cho biết công nghệ này mới đang ở bước cơ bản. Trong quá trình thí nghiệm, các kỹ sư đã phân biệt được các âm nguyên âm với độ chính xác 100%. Công ty hy vọng sẽ hoàn thành công nghệ trong 5 năm nữa.
Công trình này là một phần của một dự án lớn hơn của trung tâm nghiên cứu và phát triển NTT DoCoMo về các cách giao tiếp của con người. Trung tâm này đã từng đưa ra một mẫu điện thoại di động sử dụng các rung động quanh cơ thể để chuyển tín hiệu âm thanh của máy biến năng đeo ở thắt lưng lên tai.
Một trong những ứng dụng của công trình nghiên cứu là gắn bộ phận cảm biến vào điện thoại di động và, với sự trợ giúp của máy tổng hợp tiếng nói, người sử dụng có thể giao tiếp trong im lặng.
Ngoài ra, các kỹ sư cũng đang hy vọng ứng dụng công nghệ này vào dịch vụ email không dây để việc viết email được nhanh và sẽ dàng hơn.
Thuỳ Trang (BBC 27.03.02)
SỰ SỐNG TRÊN SAO HOẢ: THÊM MỘT HY VỌNG
Các nhà khoa học đã tìm ra những bằng chứng mới cho thấy có cuộc sống trên sao Hoa. Sau khi phân tích các dữ liệu mà con tàu “Người dò đường” gửi về từ hành tinh đỏ năm 1997, các nhà khoa học nhận thấy có thể có chất diệp lục – loại phân tử có trong thực vật và các sinh vật khác trên trái đất để hấp thụ năng lượng mặt trời – trong đất gần nơi hạ cánh của “Người dò đường”. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Stocker, Cơ quan hàng không vũ trụ NASA Hoa Kỳ sử dụng máy Superpan với độ phân giải rất cao để phân tích các hình ảnh mà máy chụp hình của “Người dò đường” cung cấp. Sau đó họ so sánh mẫu quang phổ của các hình ảnh này với ký hiệu quang phổ của diệp lục. Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu mới hiện đang ở bước rất sơ khởi và chưa thể đưa ra được kết luận chắc chắn. Dù sao thì điều này cũng gây chú ý rất lớn trong cộng đồng khoa học và sẽ được kiểm tra xem xét kỹ lưỡng khi trình bày trong một hội thảo ở Mỹ vào tuần sau.
Thuỳ Trang (BBC 05.4.02)
ĂN CÁ TRỊ ĐƯỢC BỆNH TIM
Ăn cá một lần một tuần có thể có hiệu quả rất đáng kể về giảm nguy cơ phát triển bệnh tim ở người phụ nữ hay hạn chế tử vong.
Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy lợi ích về cá hay về dầu cá trong khi chiến đấu với căn bệnh này. Nhưng các kết quả gần đây cho thấy ăn cá một lần/một tuần mang lại rất nhiều lợi ích.
Gần 85.000 y tá đã được theo dõi kể từ năm1980 đã trở thành một trong những cuộc nghiên cứu về y học được thực hiện lớn nhất và lâu nhất. Sức khoẻ, chế độ ăn kiêng và cách sống của họ đã được theo dõi và được các bác sĩ ở Trường y tế Hereford ghi lại trong những khoảng thời gian đều đặn.
Tất cả phụ nữ đều không bị bệnh tim vào lúc bắt đầu nghiên cứu. Các thói quen ăn uống của họ được theo dõi bằng các câu hỏi thăm dò mà họ đã điền vào các năm 1980, 1984, 1986, 1990 và 1994. Trong 16 năm đầu theo dõi, các nhà nghiên cứu đã ghi lại 1.513 trường hợp bị bệnh nhồi máu cơ tim trong đó 484 người chết và... 1.029 cơn suy tim không dẫn đến tử vong.
Các nhà nghiên cứu cho biết trên tờ báo Hiệp hội y tế Mỹ rằng trong số những người ăn cá thì một phần ba số người ít có khả năng bị bệnh tim.
Cuộc nghiên cứu tương tự công bố trên tờ báo y học New England cho thấy nguy cơ chết đột ngột vì suy tim đã giảm tới 81% đối với những người ăn cá đều đặn.
Thanh Thủy (Dịch từ Internet)
KIẾN TRÚC KỲ DỊ
Đó là công trình kiến trúc sử dụng nhiều... xe hơi còn nguyên vẹn nhất làm chất liệu xây dựng! Kiến trúc hình tháp này có tên "Bãi đậu xe dài hạn" (Long-term Parking) gồm 60 chiếc xe hơi đủ màu, đủ loại còn mới cáu, chồng chất lên nhau và được gắn chặt trong 1.600 tấn bê tông, cao đến 20 mét! "Tháp xe" đã được Quỹ Cartier ở Jouyen-Josas (Pháp) đặt làm, nhằm tôn vinh... nghề sản xuất xe hơi! Tác giả "tháp xe" này là nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng của Pháp Armand Fernander. Mới đây, "Tháp đậu xe dài hạn" đã được ghi vào Sách Guinness 2002 như là công trình kiến trúc dị nhất thế giới. Thật là một kiểu tôn vinh nghề nghiệp có một không hai!
T.T (Theo Weekend, 4.2002)
HẢI CẨU QUAY PHIM DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
Để tìm hiểu những bí mật trong đời sống của loài cá dưới đáy sâu của những đỉnh núi phủ tuyết ở Nam cực, giáo sư Lee Fulman và các đồng nghiệp của ông thuộc Viện đại học Texas đã gắn video camera có tia hồng ngoài vào đầu 13 con hải cẩu rồi thả chúng xuống dưới đó, để chúng tự do săn bắt cá.
Cho tới nay, rất ít ai biết về đời sống của những con cá bạc (silverfish) hay những con cá răng (toothfish) trong những vùng nước vừa sâu thăm thẳm vừa giá buốt mà chỉ có loài hải cẩu mới có thể tới đó được. Những thước phim do lũ sinh vật ấy thực hiện đã có một giá trị to lớn đối với các nhà khoa học.
Theo Nat. Eng.
K.D.H